HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TÂY NINH - QUÝ I NĂM 2018

Thứ ba - 24/04/2018 15:23 9 0
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TÂY NINH - QUÝ I NĂM 2018

             Trong quý I năm 2018, hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển ổn định, các chỉ tiêu về huy động vốn, dư nợ cho vay tăng trưởng khá; các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đa dạng, chất lượng, an toàn, nhiều tiện ích, trên nền tảng công nghệ hiện đại đã đáp ứng tốt nhu cầu của nền kinh tế địa phương, nhất là trong dịp Tết nguyên đán Mậu Tuất 2018, góp phần chung vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh tỉnh trong quý.

* Hệ thống Ngân hàng Tây Ninh đã tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách của Ngành, nhất là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 10/01/2018 của NHNN VN về việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2018; Thông tư số 18/2017/TT-NHNN ngày 27/12/2017 của Ngân  hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 08/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho vay bằng ngoại tệ của TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú; Thông tư số 21/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017 của Ngân  hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định về phương thức giải ngân vốn cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng…

* Về mạng lưới hoạt động: Trong quý đã có thêm Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã khai trương đi vào hoạt động; đến nay trên địa bàn tỉnh có 41 TCTD; gồm 06 chi nhánh NHTM Nhà nước, 15 chi nhánh NHTM cổ phần, 01 chi nhánh NH Chính sách xã hội, 01 chi nhánh NH HTX và 18 QTD ND với 104 điểm giao dịch trên toàn tỉnh

* Trong quý lãi suất huy động và lãi suất cho vay của hệ thống Ngân hàng ây Ninh tiếp tục ổn định ở mức thấp. Đối với lãi suất huy động, các TCTD trên địa bàn chấp hành tốt quy định của NHNN Việt Nam, tuân thủ trần lãi suất huy động có kỳ hạn dưới 6 tháng tối đa là 5,5%/năm (QTDND: 6%/năm); một số chi nhánh NHTM huy động ở mức tối đa là 5,0%/năm. Đối với lãi suất huy động có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng mức tối đa là 7,9%/năm, lãi suất có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên mức tối đa là 8,3%.

          Đối với lãi suất cho vay, mặc dù là trong quý có Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, nhu cầu vay để mua sắm và tiêu dùng khá lớn nhưng lãi suất cho vay của các TCTD trên địa bàn ổn định. Các chi nhánh NHTM nhà nước tiếp tục cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ đối với các lĩnh vực ưu tiên là 6,0%/năm (quy định tối đa là 6,5%/năm đối với ngân hàng và 7,5%/năm đối với QTDND). Đối với lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh thông thường, cho vay tiêu dùng mức phổ biến từ 8% -10,5%/năm không biến động so với đầu năm.

* Công tác huy động vốn được các TCTD quan tâm tăng cường tiếp xúc, chăm sóc khách hàng, đồng thời duy trì các hình thức huy động phong phú, đa dạng với nhiều tiện ích... nên tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng. Vốn huy động đến cuối quý ước đạt 38.269 tỷđ, tăng 2% so đầu năm (cùng kỳ năm 2017: tăng 3%), trong đó vốn huy động ngắn hạn 25.154 tỷđ, tăng 1,4% so với đầu năm, vốn huy động trung, dài hạn 13.115 tỷđ, tăng 3,2% so đầu năm. Tiền gửi của tổ chức kinh tế ước 8.483 tỷ đồng, tăng 9,6% so đầu năm; tiền gửi dân cư ước 29.356 tỷ đồng, tăng 0,4% so đầu năm.

* Dư nợ cho vay tiếp tục tăng trưởng ổn định, tuy thấp hơn cùng kỳ năm trước nhưng vẫn ở mức khá cao, trong đó tăng khá ở cả lĩnh vực sản xuất kinh doanh và lĩnh vực tiêu dùng. Tổng dư nợ cho vay đến cuối quý ước đạt 44.160 tỷđ, tăng 6% so với đầu năm (cùng kỳ năm 2017: tăng 6,3%), trong đó:

Dư nợ ngắn hạn ước 28.518 tỷđ, chiếm 64,6%/tổng dư nợ, tăng 5,8% so với đầu năm; dư nợ cho vay trung, dài hạn ước 15.642 tỷđ, chiếm 35,4%/tổng dư nợ, tăng 6,4% so đầu năm.

Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ước đạt 13.055 tỷ đồng, tăng 4,6% so tháng trước với 1.219 doanh nghiệp; trong đó đối với doanh nghiệp dân doanh ước đạt 12.998 tỷđ với 1.120 doanh nghiệp, tăng 5,3% so đầu năm.

Trong tổng dư nợ, dư nợ cho vay sản xuất, kinh doanh ước đạt 33.062 tỷđ, chiếm 75% tổng dư nợ, tăng 5,9% so với đầu năm; dư nợ cho vay tiêu dùng ước đạt 11.098 tỷ đồng, chiếm 25% tổng dư nợ, tăng 6,3% so với đầu năm.

Dư nợ cho vay đối với một số chương trình tín dụng ngành, lĩnh vực ước đến cuối quý như sau:

- Dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55 của Chính phủ: 20.960 tỷ đồng, chiếm 47,5% tổng dư nợ, tăng 6% so đầu năm.

- Dư nợ Chương trình kết nối NH-DN: 16.562 tỷ đồng, tăng 10% so đầu năm.

- Dư nợ chương trình bình ổn thị trường: 167 tỷ đồng, tăng 8%.

- Dư nợ cho vay theo QĐ 68: 13,5 tỷ đồng với 16 khách hàng, tăng 10,6% so đầu năm.

* Cùng với tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng ngày càng được các TCTD quan tâm, hạn chế nợ xấu mới phát sinh; bên cạnh đó các TCTD đã tích cực phân loại, xử lý nợ xấu bằng nhiều giải pháp có hiệu quả nên nợ xấu của các TCTD trên địa bàn được duy trì ở mức thấp. Nợ xấu của các các TCTD trên địa bàn ước đến cuối quý là 198 tỷđ, chiếm 0,45% tổng dư nợ, không thay đổi so với đầu năm (đầu năm tỷ lệ là 0,45%).

 

                                                           NHNN TÂY NINH

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết Website
Công khai kết luận thanh tra
Công ty tài chính
Ngân hàng hợp tác xã chi nhánh Tây Ninh
Chi nhánh tổ chức tài chính
/news/cac-chuong-trinh-tin-dung-nganh-linh-vuc/
Quỹ tín dụng nhân dân
Hệ thống ngân hàng thương mại
Ngân hàng chính xác xã hội tây ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập32
  • Hôm nay92
  • Tháng hiện tại1,248
  • Tổng lượt truy cập85,595
Chính phủ điện tử
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây