2. Chấp thuận nhân sự dự kiến bổ nhiệm Tổng giám đốc của Ngân hàng thương mại cổ phần

– Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Trước khi bổ nhiệm Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị có văn bản kèm hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi Ngân hàng thương mại đặt trụ sở chính chấp thuận nhân sự dự kiến bổ nhiệm làm Tổng giám đốc, trong đó phải có tối thiểu các nội dung: lý do bổ nhiệm; xác nhận người được bổ nhiệm chức danh Tổng giám đốc đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Nghị định số 59/2009/NĐ-CP.

+ Bước 2:Trong thời hạn tối đa năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, điều kiện theo quy định tại Nghị định số 59/2009/NĐ-CP và Thông tư 06/2010/TT-NHNN. Trường hợp đảm bảo điều kiện theo quy định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản chấp thuận nhân sự dự kiến bổ nhiệm làm Tổng giám đốc theo đề nghị; đồng thời gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để báo cáo. Trường hợp xét thấy hồ sơ và điều kiện chưa đảm bảo quy định. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản không chấp thuận (nêu rõ lý do) hoặc hướng dẫn ngân hàng thực hiện đúng quy định của pháp luật.

+ Bước 3: Sau khi có văn bản chấp thuận nguyên tắc của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Hội đồng quản trị ngân hàng ra quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc.

+ Bước 4: Tổng giám đốc bắt đầu thực hiện nhiệm vụ khi Hội đồng quản trị có quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc và tiếp quản công việc; phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ của mình trong thời gian đương nhiệm.

– Cách thức thực hiện:

+ Trụ sở cơ quan hành chính;

+ Qua Bưu điện.

– Thành phần hồ sơ:

  1. a) Văn bản thỏa thuận nguyên tắc giữa ngân hàng và người được dự kiến bổ nhiệm làm Tổng giám đốc về việc người này đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc tại ngân hàng, trong đó nêu rõ thời hạn đảm nhiệm chức danh Tổng giám đốc.
  2. b) Các văn bản nêu tại khoản 4, 5, 6, 8 và 9 Điều 12 Thông tư 06/2010/TT-NHNN, bao gồm:

– Lý lịch cá nhân (theo Phụ lục số 1), Phiếu lý lịch tư pháp của ứng cử viên.

– Bản sao các văn bằng chứng minh trình độ chuyên môn của các ứng cử viên theo quy định.

– Báo cáo công khai lợi ích liên quan của các ứng cử viên theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 59/2009/NĐ-CP.

– Bản khai người có liên quan đối với các ứng cử viên theo quy định tại khoản 9 Điều 5 Nghị định số 59/2009/NĐ-CP (theo Phụ lục số 2 Thông tư 06/2010/TT-NHNN);

– Các văn bản khác chứng minh ứng cử viên đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 59/2009/NĐ-CP (nếu có).

  1. c) Trường hợp người được bổ nhiệm là người không có quốc tịch Việt Nam, ngoài các văn bản nêu trên, hồ sơ còn bao gồm:

– Phiếu Lý lịch tư pháp quy định tại khoản 10 Điều 12 Thông tư 06/2010/TT-NHNN;

– Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 06 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ và các văn bản chứng minh người này sẽ được cư trú và làm việc tại Việt Nam nếu được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

– Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản hành chính

– Phí, lệ phí: Không

– Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Lý lịch cá nhân;

+ Bảng kê khai người có liên quan.

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tiêu chuẩn và điều kiện đối với Tổng giám đốc:

  1. a) Không thuộc đối tượng sau đây:

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang có án tích;

– Người đã từng bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm sở hữu; người đã từng bị kết án về các tội từ tội phạm nghiêm trọng trở lên;

– Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp nhà nước tại doanh nghiệp khác;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

– Bố mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị Tổng giám đốc không được là Kế toán trưởng của ngân hàng;

– Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ ngân hàng.

– Người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát của doanh nghiệp, Chủ nhiệm và các thành viên Ban quản trị hợp tác xã tại thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng;

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt đồng, bị buộc giải thể do vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trừ trường hợp là đại diện theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấn chỉnh, củng cố doanh nghiệp đó;

– Người đã từng bị đình chỉ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban Kiểm soát, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc của ngân hàng theo quy định tại Điều 25 Nghị định 59/2009/NĐ-CP hoặc bị cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan pháp luật xác định người đó có sai phạm dẫn đến việc ngân hàng bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động;

– Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc không được là thành viên Ban Kiểm soát của ngân hàng.

  1. b) Tổng giám đốc không được đồng thời là người điều hành hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp đó là công ty trực thuộc của ngân hàng; không được đồng thời tham gia điều hành tại doanh nghiệp khác.
  2. c) Có đạo đức nghề nghiệp trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 27 và Điều 28 Nghị định 59/2009/NĐ-CP/2009/NĐ-CP.
  3. d) Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm:

– Có bằng Đại học hoặc trên Đại học về ngành tài chính ngân hàng và có ít nhất 03 năm làm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc, (Phó giám đốc), Giám đốc đơn vị trực thuộc (chi nhánh, sở giao dịch, công ty trực thuộc) của ngân hàng thương mại; hoặc

– Có bằng Đại học hoặc trên đại học về các ngành không phải ngành tài chính ngân hàng và có ít nhất 05 năm làm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Giám đốc đơn vị trực thuộc (chi nhánh, sở giao dịch, công ty trực thuộc) của ngân hàng thương mại.

  1. e) Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

– Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:

  1. Nghị định 59/2009/NĐ-CP/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại. Ngày hiệu lực 15/9/2009.
  2. Thông tư số 06/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về tổ chức, quản trị, điều hành, vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, bổ sung, sửa đổi Giấy phép, Điều lệ của ngân hàng thương mại. Ngày hiệu lực 25/4/2010.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 01

MẪU LÝ LỊCH CÁ NHÂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

 SƠ YẾU LÝ LỊCH

1. Về bản thân

– Họ và tên khai sinh

– Họ và tên thường gọi

– Bí danh

– Ngày tháng năm sinh

Ảnh hộ chiếu
(4×6)

– Nơi sinh

– Quốc tịch (các quốc tịch hiện có)

– Địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú; địa chỉ theo chứng minh nhân dân; Nơi ở hiện nay.

– Số chứng minh thư, nơi cấp, ngày cấp chứng minh hoặc số hộ chiếu hoặc số giấy tờ chứng thực cá nhân khác.

– Tên và địa chỉ pháp nhân mà mình đại diện, tỷ lệ vốn góp được đại diện (trường hợp là người đại diện phần vốn góp của cổ đông pháp nhân).

  1. Trình độ

Tên trường; tên thành phố, quốc gia nơi trường đặt trụ sở chính; tên khóa học; thời gian học; tên bằng (liệt kê những bằng cấp, chương trình đào tạo liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh được bầu, bổ nhiệm).

  1. Quá trình công tác:

– Quá trình công tác, nghề nghiệp và chức vụ đã qua (từ năm 18 tuổi đến nay) làm gì, ở đâu, tóm tắt đặc điểm chính.

– Chức vụ hiện nay đang nắm giữ tại ngân hàng và các tổ chức khác.

– Đơn vị công tác; chức vụ; các trách nhiệm chính (liệt kê các đơn vị công tác và chức danh nắm giữ các đơn vị này đảm bảo tính liên tục về mặt thời gian).

– Khen thưởng, kỷ luật (nếu có).

  1. Cam kết trước pháp luật

– Tôi, …………………………  cam kết sẽ không vi phạm các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và Điều lệ tổ chức và hoạt động của ngân hàng.

– Tôi, ……………………….  cam kết những lời khai trên là đúng sự thật. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với bất kỳ thông tin nào không đúng với sự thật tại bản khai này.

….., ngày…. tháng …. năm

  1. Chữ ký và họ tên đầy đủ của người khai
  2. Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền về việc người khai đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn hoặc cơ quan về việc người khai đang làm việc ở cơ quan đó hoặc công chứng chứng thực chữ ký của người khai.

(Ngoài những nội dung cơ bản trên, người khai có thể bổ sung các nội dung khác nếu thấy cần thiết).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 02

 

BẢNG KÊ KHAI NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN

STT Người khai (tổ chức, cá nhân) và “người có liên quan” Số CMND, ngày cấp Mối quan hệ với người khai Đã tham gia thành lập ngân hàng Tỷ lệ vốn góp/Vốn ĐL khi thành lập của ngân hàng TMCP…
Tên ngân hàng Tỷ lệ sở hữu/vốn ĐL của ngân hàng (%)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
1. Nguyễn Văn A   Người khai      
2. Nguyễn Thị B   Vợ      
3. Công ty X   Là công ty do ông A là CTHĐQT, giám đốc …      
           
Tổng cộng         % (chi tiết từng ngân hàng) %

Tôi cam kết nội dung Bảng kê khai trên đây là đúng sự thật, nếu có bất cứ sự không trung thực nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

  ……, ngày … tháng …. năm …..
Người khai (8)
(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

 


HƯỚNG DẪN KÊ KHAI THEO MẪU

  1. Đối với phần kê khai tại (2): kê khai toàn bộ mối quan hệ “người có liên quan” theo quy định tại khoản 9 Điều 5 Nghị định số 59.
  2. Đối với phần kê khai tại (4): Ghi rõ mối quan hệ với người khai.
  3. Đối với phần kê khai tại (5): Ghi rõ tên các ngân hàng đã tham gia góp vốn.
  4. Đối với phần kê khai tại (8): Nếu là pháp nhân, người ký tên người khai là đại diện cho pháp nhân.
WordPress Lightbox