Hoạt động Ngân hàng Tây Ninh 9 tháng đầu năm 2021

Thứ năm - 16/09/2021 07:30 16 0
Hoạt động Ngân hàng Tây Ninh 9 tháng đầu năm 2021

          Trong 9 tháng đầu năm 2021, hệ thống Ngân hàng Tây Ninh đã tổ chức triển khai quán triệt và thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, lãnh đạo địa phương về hoạt động tiền tệ, ngân hàng trên địa bàn. Nhìn chung, hoạt động ngân hàng tiếp tục phát triển ổn định; các tổ chức tín dụng (TCTD) đã tăng cường công tác huy động vốn nên vốn huy động tiếp tục tăng trưởng; dư nợ cho vay duy trì được mức tăng trưởng; nợ xấu chiếm tỷ lệ thấp; các dịch vụ ngân hàng tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp; hoạt động ATM thông suốt và đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng.

* Trong 9 tháng đầu năm, các TCTD chấp hành tốt quy định về lãi suất của NHNN Việt Nam; hiện nay lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng của các Ngân hàng thương mại (NHTM) tối đa là 4%/năm, mức phổ biến là 3,2%/năm, giảm khoảng 0,2%/năm so với đầu năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng mức tối đa là 6,3%/năm, mức phổ biến 5,2%/năm, giảm khoảng 0,1%/năm so với đầu năm; lãi suất có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên mức tối đa là 7,3%/năm, mức phổ biến 5,6%/năm, giảm khoảng 0,1%/năm so với đầu năm.

Lãi suất cho vay ngắn hạn đối với 05 lĩnh vực ưu tiên tối đa tại các NHTM là 4,5%/năm và tại các QTDND là 5,5%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác phổ biến ở mức 6%/năm – 6,6%/năm, giảm khoảng 0,4%/năm so với đầu năm; lãi suất cho vay trung, dài hạn lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phổ biến ở mức 7%/năm – 10%/năm, giảm khoảng 0,7%/năm so với đầu năm.

Thực hiện sự đồng thuận giảm lãi suất cho vay của Hiệp hội Ngân hàng, các NHTM trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã triển khai thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 phổ biến từ 0,3%/năm - 1%/năm; đến 30/8/2021 các NHTM đã giảm lãi suất cho 85.105 khách hàng với tổng dư nợ 31.430 tỷ đồng, số tiền lãi được giảm 81 tỷ đồng.

* Vốn huy động ước đến cuối tháng 9/2021 đạt 51.427 tỷ đồng, tăng 7% so đầu năm (cùng kỳ năm trước tăng 1,7%) và tăng 11,2 % so cùng kỳ; trong đó nguồn vốn huy động trên 12 tháng ước đạt 5.853 tỷ đồng, giảm 29,9% so đầu năm và chiếm 11,4% tổng nguồn vốn huy động.

* Tổng dư nợ cho vay ước đến cuối tháng 9/2021 đạt 70.734 tỷ đồng, tăng 3,5% so đầu năm (cùng kỳ năm trước tăng 8,2%) và tăng 11,3% so cùng kỳ.

Với tình hình bùng phát dịch bệnh Covid-19 đợt 4, tỉnh Tây Ninh đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg, Chỉ thị 16/CT-TTg và Chỉ thị số 16 nâng cao của Thủ tướng Chính phủ từ tháng 7/2021 nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh; mặc dù, các TCTD trên địa bàn đã chủ động, tích cực tập trung đẩy mạnh cho vay, sẵn sàng đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, thực hiện có hiệu quả Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021 và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN ngày 07/09/2021, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp để tiếp cận vốn nhưng mức tăng trưởng tín dụng trên địa bàn đạt thấp hơn so với cùng kỳ, đặc biệt trong tháng 7 và tháng 8/2021 dư nợ liên tục giảm với mức giảm gần 1,5%.

* Nợ xấu của các TCTD trên địa bàn đang có xu hướng tăng qua các tháng, nhất là từ tháng 7/2021, ước đến cuối tháng 9/2021 là 354 tỷ đồng, chiếm 0,5% tổng dư nợ, tăng so với tỷ lệ 0,32% của đầu năm.

* Tình hình dư nợ các Chương trình tín dụng ước đến 30/9/2021

- Dư nợ cho vay theo chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn:

+ Cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 9.598 tỷ đồng, tăng 13,7% so đầu năm, tăng 7,2% so cùng kỳ.

+ Cho vay xuất khẩu đạt 2.672 tỷ đồng, giảm 0,6% so đầu năm, giảm 22,1% so cùng kỳ.

+ Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 6.751 tỷ đồng, tăng 3,9% so đầu năm, tăng 9,6% so cùng kỳ.

- Dư nợ tín dụng chính sách ước đạt 2.769 tỷ đồng, tăng 3,3% so đầu năm; nợ xấu chiếm tỷ lệ 0,63%tổng dư nợ.

- Cho vay các chương trình khác:

+ Dư nợ cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp đạt 11 tỷ đồng.

+ Dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP đạt 44.170 tỷ đồng, tăng 2% so đầu năm và chiếm 62,4%/tổng dư nợ.

- Về thực hiện chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19: Trong 9 tháng đầu năm, các TCTD trên địa bàn tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020, Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021, Thông tư số 14/2021/TT-NHNN ngày 07/09/2021 và hướng dẫn của Trụ sở chính. Đến tháng 8/2021, ngành Ngân hàng trên địa bàn đã: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ cho 899 khách hàng với tổng dư nợ gốc là 1.999 tỷ đồng và 119 tỷ đồng tiền lãi (trong đó có 23 doanh nghiệp với tổng dư nợ gốc là 1.686 tỷ đồng và 115 tỷ đồng tiền lãi); số dư còn đến cuối tháng 8/2021: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ và miễn, giảm lãi vay cho 376 khách hàng với dư nợ gốc là 93 tỷ đồng và 72 tỷ đồng tiền lãi (trong đó có 7 doanh nghiệp với dư nợ gốc là 57 tỷ đồng và 70 tỷ đồng tiền lãi). Doanh số cho vay lũy kế là 31.370 tỷ đồng (trong đó doanh nghiệp là 22.787 tỷ đồng); dư nợ cho cho vay mới đến tháng 8/2021 là 8.277 tỷ đồng với 3.534 khách hàng (trong đó có 234 doanh nghiệp với dư nợ 5.507 tỷ đồng). Tổng số dư nợ của khách hàng không bị chuyển sang nhóm nợ xấu do được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ là 80 tỷ đồng với 136 khách hàng (trong đó có 2 doanh nghiệp với tổng số dư nợ là 34 tỷ đồng). Riêng Ngân hàng Chính sách xã hội đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho 147.144 khách hàng với tổng dư nợ gốc được cơ cấu là 585 tỷ đồng; dư nợ cơ cấu lại đến tháng 8/2021 là 533 tỷ đồng của 143.391 khách hàng. Dư nợ cho vay người sử dụng lao động trả lương ngừng việc theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 đến cuối tháng 8/2021 là 901 triệu đồng của 01 doanh nghiệp với 112 lao động; dư nợ gói 16.000 tỷ đến tháng 8/2021 là 238 triệu đồng.

* Chi nhánh đã tổ chức thực hiện công tác thanh toán theo đúng Quy chế, Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền điện tử trong hệ thống NHNN, đảm bảo thanh toán thông suốt, chính xác, an toàn. Các TCTD trên địa bàn tiếp tục phát triển nhiều dịch vụ thanh toán trực tuyến với nhiều tiện ích, dễ sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, nhất là trong tình hình dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp; đảm bảo an ninh, an toàn và bảo mật.

Hệ thống ATM/POS của các TCTD trên địa bàn đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định; hoạt động ổn định, thông suốt, an toàn, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của người dân và doanh nghiệp đặc biệt vào các dịp Lễ, Tết và trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

 

                                                                             NHNN TÂY NINH

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết Website
Công khai kết luận thanh tra
Công ty tài chính
Ngân hàng hợp tác xã chi nhánh Tây Ninh
Chi nhánh tổ chức tài chính
/news/cac-chuong-trinh-tin-dung-nganh-linh-vuc/
Quỹ tín dụng nhân dân
Hệ thống ngân hàng thương mại
Ngân hàng chính xác xã hội tây ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay38
  • Tháng hiện tại7,309
  • Tổng lượt truy cập83,226
Chính phủ điện tử
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây