Hoạt động Ngân hàng Tây Ninh 6 tháng đầu năm 2021

          Trong 06 tháng đầu năm 2021, hệ thống Ngân hàng Tây Ninh đã tổ chức triển khai quán triệt và thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, lãnh đạo địa phương về hoạt động tiền tệ, ngân hàng trên địa bàn. Nhìn chung, hoạt động ngân hàng tiếp tục phát triển ổn định; các TCTD đã tăng cường công tác huy động vốn nên vốn huy động tiếp tục tăng trưởng; dư nợ cho vay duy trì được mức tăng trưởng; nợ xấu chiếm tỷ lệ thấp; các dịch vụ ngân hàng tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp; hoạt động ATM thông suốt và đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng.

          * Trong 06 tháng đầu năm, các TCTD chấp hành tốt quy định về lãi suất của NHNN Việt Nam; lãi suất trên địa bàn có xu hướng giảm cả lãi suất huy động và lãi suấy cho vay; hiện nay lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng của các ngân hàng thương mại (NHTM) tối đa là 4%/năm, mức phổ biến 3,4%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng mức tối đa là 6,1%/năm, mức phổ biến 5,2%/năm; lãi suất có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên mức tối đa là 7,4%/năm, mức phổ biến 5,6%/năm.

        Lãi suất cho vay ngắn hạn đối với 05 lĩnh vực ưu tiên tối đa tại các NHTM là 4,5%/năm và tại các QTDND là 5,5%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác phổ biến ở mức 6%/năm – 7%/năm, giảm khoảng 0,5% – 1% so đầu năm; lãi suất cho vay trung, dài hạn và cho vay tiêu dùng phổ biến từ 7%/năm – 10,5%/năm, giảm khoảng 0,5% so với đầu năm.  

      * Vốn huy động ước đến cuối tháng 6/2021 đạt 50.055 tỷ đồng, tăng 4,2% so đầu năm (cùng kỳ năm trước tăng 2,4%) và tăng 7,5 % so cùng kỳ; trong đó nguồn vốn huy động trên 12 tháng ước đạt 8.705 tỷ đồng, tăng 4,3% so đầu năm và chiếm 17,4% tổng nguồn vốn huy động.

      * Tổng dư nợ cho vay ước đến cuối tháng 6/2021 đạt 73.331 tỷ đồng, tăng 7,3% so đầu năm (cùng kỳ năm trước tăng 4,6%) và tăng 19,3 % so cùng kỳ.

       Trong 06 tháng đầu năm, các TCTD trên địa bàn đã tập trung đẩy mạnh cho vay, đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trên địa bàn; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư số 01/2020/TT-NHNN và Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021 của NHNN Việt Nam sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, tích cực hỗ trợ, người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid – 19 vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh; với tình hình sản xuất kinh doanh tương đối ổn định trong những tháng đầu năm trước khi dịch Covid – 19 bùng phát đợt 4, nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nền kinh tế khá tốt nên tín dụng trên địa bàn có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

      * Nợ xấu của các TCTD trên địa bàn ước đến cuối tháng 6/2021 là 323 tỷ đồng, chiếm 0,44% tổng dư nợ, tăng so với tỷ lệ 0,32% của đầu năm.

* Tình hình dư nợ các Chương trình tín dụng ước đến 30/6/2021

– Dư nợ cho vay theo chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn:

+ Cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 9.354 tỷ đồng, tăng 10,8% so đầu năm, tăng 1,4% so cùng kỳ.

+ Cho vay xuất khẩu đạt 2.166 tỷ đồng, giảm 19,4% so đầu năm, giảm 29,8 so cùng kỳ.

+ Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 6.765 tỷ đồng, tăng 4% so đầu năm, tăng 29,7% so cùng kỳ.

– Dư nợ tín dụng chính sách ước đạt 2.775 tỷ đồng, tăng 3,5% so đầu năm; nợ xấu chiếm tỷ lệ 0,63% tổng dư nợ.

– Cho vay các chương trình khác:

+ Dư nợ cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp đạt 17 tỷ đồng.

+ Dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP đạt 46.000 tỷ đồng, tăng 6,2% so đầu năm và chiếm 62,7%/tổng dư nợ.

– Trong kỳ bên cạnh việc tiếp tục thực hiện Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, các TCTD trên địa bàn cũng đã tích cực triển khai, hướng dẫn khách hàng về nội dung Thông tư số 03/2021/TT-NHNN và hướng dẫn của Trụ sở chính. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đến cuối tháng 5/2021 của ngành Ngân hàng trên địa bàn đã đạt như sau: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho 255 khách hàng với tổng dư nợ là 181 tỷ đồng (trong đó: 5 doanh nghiệp với tổng dư nợ là 129 tỷ đồng); miễn, giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ cho 2.295 khách hàng với tổng dư nợ 5.068 tỷ đồng (trong đó: 96 doanh nghiệp với tổng dư nợ là 2.568 tỷ đồng); cho vay mới với lãi suất thấp hơn lãi suất thông thường, lũy kế từ 23/01/2020 đến 31/5/2021 cho 6.110 khách hàng với số tiền là 24.144 tỷ đồng (trong đó: 339 doanh nghiệp, số tiền là 18.235 tỷ đồng). Riêng ngân hàng Chính sách xã hội đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 121.645 khách hàng với tổng dư nợ là 447 tỷ đồng và đã giải ngân cho 01 doanh nghiệp vay để trả lương cho người lao động ngừng việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng) với dư nợ hiện tại là 283 triệu đồng.

       * Chi nhánh đã tổ chức thực hiện công tác thanh toán theo đúng Quy chế, Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền điện tử trong hệ thống NHNN, đảm bảo thanh toán thông suốt, chính xác, an toàn. Các TCTD trên địa bàn tiếp tục phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ thanh toán đa dạng, nhiều tiện ích, dễ sử dụng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, nhất là trong tình hình dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp, nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên.

       Hệ thống ATM/POS của các TCTD trên địa bàn đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định; hoạt động ổn định, thông suốt, an toàn, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của người dân và doanh nghiệp đặc biệt vào các dịp Lễ, Tết. Đến nay các TCTD trên địa bàn tỉnh đã phát hành 1.365.219 thẻ ATM.

 

                                                                        NHNN TÂY NINH

WordPress Lightbox