Đẩy mạnh CCHC trong ngành Ngân hàng, mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp

Thứ ba - 18/06/2019 09:04 19 0
Đẩy mạnh CCHC trong ngành Ngân hàng, mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp

            Ngày 17/6/2019, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội nghị Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) trong ngành Ngân hàng, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao chỉ số tiếp cận tín dụng, tiếp tục triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2019 của Chính phủ dưới sự chủ trì của Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú - Thủ trưởng hành chính Cơ quan NHNN Trung ương.

[caption id="attachment_1081" align="aligncenter" width="721"] Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú phát biểu khai mạc Hội nghị[/caption]


           Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ cũng như xuất phát từ chính quan điểm cải cách thực chất của Thống đốc NHNN, công CCHC đã được chỉ đạo triển khai sâu rộng và tích cực trong toàn ngành ngân hàng trên tất cả các mặt, các nội dung cải cách hành chính, thủ tục hành chính. Trong đó, coi mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn ngân hàng thuận lợi là mục tiêu cốt lõi nhằm góp phần quan trọng vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

            Phó Thống đốc cho biết thêm, tuần trước, Chính phủ cũng tổ chức một cuộc họp để quán triệt thực hiện thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và nhấn mạnh đây là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng biện pháp tốt nhất để thực hiện Nghị quyết 02 là siết chặt kỷ cương, kỷ luật công vụ. Với tinh thần đó, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 35, NHNN đã ban hành Quyết định số 1355 về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020. Tiếp theo đó, từ năm 2016 đến nay, liên tục ban hành các kế hoạch bổ sung nhiệm vụ mới theo các Nghị quyết hàng năm của Chính phủ, mà gần đây nhất là Nghị quyết số 02.

           “Các chương trình hành động không chỉ đề ra các nhiệm vụ cụ thể mà còn phân công đơn vị chủ trì triển khai thực hiện với yêu cầu về thời hạn và sản phẩm mục tiêu trong từng giai đoạn. Điều này thể hiện trách nhiệm của NHNN đối với các TCTD, của TCTD đối với doanh nghiệp, người dân và cũng chính là trách nhiệm chung của cả ngành Ngân hàng đối với toàn xã hội. Với sự nỗ lực tích cực và hiệu quả của toàn hệ thống ngân hàng, Chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam trong những năm qua đã được cải thiện mạnh mẽ, trong đó năm 2018 là 1 trong 2 chỉ số (cùng với Chỉ số tiếp cận điện năng) đạt mức trung bình ASEAN 4. NHNN cũng đã 3 lần liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính Par Index các bộ ngành”, Phó Thống đốc nói.

           Theo Phó Thống đốc, những kết quả của ngành Ngân hàng thời gian qua mới chỉ là bước đầu. Chúng ta còn rất nhiều cuộc đối thoại giữa ngân hàng và doanh nghiệp, cũng như còn nhiều công việc phải triển khai để xóa bỏ các cản trở về thủ tục, thông tin trong quan hệ giữa hệ thống ngân hàng và hệ thống doanh nghiệp. Nhằm đánh giá lại những kết quả đã đạt được, thảo luận, phân tích các nguyên nhân của những tồn tại hạn chế để có giải pháp khắc phục hiệu quả, tạo ra những bứt phá, đổi mới rõ nét trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hôm nay, NHNN tổ chức Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh CCHC trong ngành Ngân hàng, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao Chỉ số Tiếp cận tín dụng, tiếp tục triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2019 của Chính phủ.

           Phó Thống đốc mong nhận được những ý kiến tham luận thẳng thắn của các đại biểu, những người trực tiếp làm chính sách và những người trực tiếp thực thi chính sách để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các giải pháp của ngành ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới.

[caption id="attachment_1082" align="aligncenter" width="751"] Phó Thống đốc Đào Minh Tú chủ trì Hội nghị[/caption]

 

          Tại Hội nghị, ông Phạm Đức Ấn – Chánh Văn phòng NHNN đã trình bày báo cáo tóm tắt CCHC trong ngành Ngân hàng và triển khai các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp và định hướng giải pháp thời gian tới. Với sự chỉ đạo thường xuyên, liên tục của Ban Lãnh đạo NHNN và sự nỗ lực của hệ thống các TCTD, công tác CCHC để cải thiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng đã đạt được những kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào việc cải thiện môi trường kinh doanh quốc gia.

          Theo đó, NHNN đã tổ chức triển khai quyết liệt và đạt kết quả tích cực trên cả 6 lĩnh vực thuộc chương trình tổng thể CCHC nhà nước. NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2019/NĐ-CP và Thông tư số 17/2018/TT-NHNN của NHNN về cắt giảm, đơn giản hóa 31% các điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng. NHNN cũng đã ban hành Thông tư 24/2018/TT-NHN cắt giảm 20% chế độ báo cáo định kỳ cho các TCTD. Toàn bộ các TTHC của NHNN được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đảm bảo yêu cầu công khai minh bạch và tạo điều kiện cho tổ chức cá nhân giám sát quá trình giải quyết TTHC. Việc tiếp nhận, xử lý, quản lý văn bản của NHNN được thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử; hệ thống truyền hình trực tuyến đã phục vụ tích cực cho hoạt động điều hành, đào tạo, tập huấn… góp phần nâng cao hiệu quả công việc, cắt giảm đáng kể giấy tờ, chi phí đi lại, hội họp.

          Hệ thống các TCTD đã chủ động rà soát, cắt giảm, bãi bỏ nhiều thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vay vốn và sử dụng các dịch vụ. Năm 2018, hệ thống các TCTD đã chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh tiếp cận nguồn vốn vay với chi phí hợp lý; đồng thời cung cấp gần 100 chương trình, sản phẩm tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với nguồn vốn ưu đãi, trong đó có 15 chương trình áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Cùng với đó là việc chủ động rà soát tổng thể về phí, giá dịch vụ và giảm nhiều loại phí, trong đó có nhiều dịch vụ miễn phí hoàn toàn. Các ngân hàng tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ, hệ thống Core Banking để hoàn thiện các dịch vụ e.Banking và đã cung cấp nhiều sản phẩm online mới, hiện đại, tiện dụng đáp ứng yêu cầu về thương mại điện tử của doanh nghiệp… Đã có trên 420 cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa ngân hàng và doanh nghiệp được tổ chức trên toàn quốc; các ngân hàng đã cho vay mới hơn 50.000 doanh nghiệp; thực hiện gia hạn nợ, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, giảm lãi suất gần 60.000 tỷ đồng đối với các khoản vay cũ của hơn 3.300 doanh nghiệp.

Mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp

           Những kết quả nêu trên đã mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp, người dân mà còn mang lại nhiều lợi ích cho NHNN cũng như các TCTD.

           Đối với người dân và doanh nghiệp được tiếp cận với thông tin về tài chính, ngân hàng nói chung và các quy trình, thủ tục, sản phẩm dịch vụ ngân hàng một cách minh bạch, rõ ràng, cụ thể và bình đẳng hơn. Đồng thời, kiến thức, thông tin về tiền tệ, ngân hàng được phổ cập, nâng cao. Ngoài ra, người dân cũng được thụ hưởng những tiện ích từ các sản phẩm dịch vụ, ngân hàng hiện đại; tiết kiệm được chi phí đi lại, thời gian khi sử dụng dịch vụ ngân hàng và tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng dễ dàng và nhanh chóng hơn. Thời gian chu chuyển vốn được rút ngắn, góp phần thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển sản xuất - kinh doanh và vòng quay vốn của doanh nghiệp và người dân.

            Đối với NHNN - Cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ, ngân hàng, kết quả CCHC giúp NHNN tổ chức thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành chuyên nghiệp, bài bản và hiệu quả hơn. Việc cắt giảm điều kiện kinh doanh giúp giảm thiểu chi phí thời gian và nhân lực của NHNN trong việc thực hiện các thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, việc tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng giúp cho thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trở nên thông suốt hơn, tạo điều kiện cho NHNN điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả hơn. Đồng thời, kết quả cải cách, đổi mới hoạt động của các TCTD cũng giúp NHNN có điều kiện thực hiện tốt hơn vai trò theo dõi, giám sát và quản lý nhà nước đối với hoạt động của hệ thống các TCTD.

           Đối với các TCTD, áp lực phải cải cách thủ tục và cải thiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng là động lực giúp các TCTD đổi mới toàn diện hoạt động của tổ chức mình theo hướng chuyên nghiệp, minh bạch, công khai, giảm thiểu chi phí và lấy khách hàng làm trung tâm với nhiều sản phẩm, tiện ích hiện đại hướng tới thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Động lực này sẽ giúp các TCTD hoạt động ngày càng hiệu quả hơn và đẩy nhanh hơn quá trình cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 và những giai đoạn tiếp theo. Có thể thấy, hiện nay, hầu hết ngân hàng đã chú trọng đầu tư mạnh mẽ về công nghệ thông tin để phát triển các sản phẩm online, đưa ra nhiều gói sản phẩm, dịch vụ mới hiện đại và tiện dụng cung cấp cho nhiều đối tượng phân khúc khách hàng. Hầu hết các dịch vụ được tự động hóa, sử dụng công nghệ có tính an toàn, bảo mật cao để cung ứng đến khách hàng. Các quy trình giao dịch với khách hàng không ngừng được cải tiến, hoàn thiện, vừa đảm bảo tiết giảm chi phí cho cả khách hàng và TCTD, vừa rút ngắn thời gian giao dịch.

Định hướng nhiệm vụ CCHC trong thời gian tới

           Hội nghị cũng đề ra nhiệm vụ CCHC đối với các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD trong thời gian tới. Theo đó, Thủ trưởng các đơn vị tiếp tục quán triệt sâu sắc, coi trọng việc triển khai các nhiệm vụ CCHC theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Lãnh đạo NHNN. Thắt chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, nâng cao đạo đức công vụ, công chức; đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ, thống nhất đầy đủ, minh bạch cho hoạt động của TCTD; Tiếp tục hoàn thiện kiến trúc Chính phủ điện tử; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của NHNN; ứng dụng mạnh mẽ tin học trong thực hiện cơ chế một cửa và hoạt động giải quyết TTHC; Xây dựng, hoàn thiện và nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia, tạo cơ sở để triển khai các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới; Nghiên cứu, áp dụng các mô hình, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong thanh toán điện tử; Tăng cường giám sát các hệ thống thanh toán, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đảm bảo ổn định, an toàn, hiệu quả; triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử, thanh toán thẻ. NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tổ chức quán triệt công tác cải cách TTHC đến tất cả hệ thống TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn; Đồng thời, bám sát chỉ đạo, kế hoạch triển khai Nghị quyết số 01, Nghị quyết số 02 năm 2019 của cấp ủy, chính quyền địa phương để đảm bảo hoạt động ngân hàng phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn.

          Đối với các TCTD, tiếp tục phổ biến, quán triệt các kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng về CCHC, đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh trong hoạt động ngân hàng, góp phần hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể sau: Tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, tập trung vào tăng vốn và cải thiện chất lượng nguồn vốn tự có, đáp ứng quy định của pháp luật và chuẩn mực quốc tế; tích cực, chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kiểm soát chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản; Thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng có hiệu quả đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng; Chuyển đổi mạnh mẽ mô hình kinh doanh theo hướng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng phi tín dụng; Chủ động cân đối khả năng tài chính để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay, đảm bảo an toàn tài chính; Ưu tiên tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; Tích cực phối hợp với NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố triển khai hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; Công khai đầy đủ trên trang tin điện tử chính thức của ngân hàng các thông tin về về thủ tục cho vay, cung cấp dịch vụ, biểu phí và các kết quả đổi mới, cải tiến quy trình thủ tục, các tiêu chuẩn đang áp dụng trong hoạt động và tiêu chuẩn dịch vụ; Tiếp tục triển khai Chuẩn mực an toàn theo thông lệ quốc tế (Basel II) tại Việt Nam; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh ngân hàng có trình độ chuyên môn cao, ý thức tuân thủ pháp luật, có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp tốt; Tiếp tục nâng cấp các hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán nội bộ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành và quản lý, phân tích và phòng ngừa rủi ro; đồng thời đầu tư và có giải pháp phù hợp đảm bảo an ninh công nghệ thông tin.

 

NHNN Việt Nam

 

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết Website
Công khai kết luận thanh tra
Công ty tài chính
Ngân hàng hợp tác xã chi nhánh Tây Ninh
Chi nhánh tổ chức tài chính
/news/cac-chuong-trinh-tin-dung-nganh-linh-vuc/
Quỹ tín dụng nhân dân
Hệ thống ngân hàng thương mại
Ngân hàng chính xác xã hội tây ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay268
  • Tháng hiện tại712
  • Tổng lượt truy cập76,629
Chính phủ điện tử
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây