Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2019

Thứ năm - 17/01/2019 09:57 16 0
Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2019

            Ngày 09/01/2019, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2019. Hội nghị đã vinh dự được tiếp đón Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ tới dự và chỉ đạo Hội nghị.

          Tham dự Hội nghị có Đ/c Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an; Đ/c Trần Hồng Hà – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Đ/c Lê Thành Long - Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Đ/c Võ Văn Dũng - Phó Trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Trung ương; Hội nghị có sự tham dự của Thống đốc Ngân hàng CHDCND Lào Sonexay Sitphaxay nhân dịp thăm Việt Nam và đại diện Lãnh đạo các Ban, Bộ, Ngành. Về phía ngành Ngân hàng có Đ/c Lê Minh Hưng, Ủy viên BCH TW Đảng, Thống đốc NHNN và các đ/c Phó Thống đốc NHNN, đại diện Đảng ủy Cơ quan NHTW, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Công đoàn Cơ quan NHNN TW, Đoàn Thanh niên NHTW; Ban Lãnh đạo Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng; Thủ trưởng các đơn vị tại Trụ sở chính NHNN, đơn vị sự nghiệp; Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, Giám đốc các đơn vị trực thuộc NHNN, Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc các ngân hàng thương mại (NHTM), Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, Ngân hàng liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính; cùng các điểm cầu tại 63 NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trên cả nước có sự tham dự của Lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố, đại diện một số ban, ngành của địa phương.

[caption id="attachment_977" align="aligncenter" width="755"] Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng phát biểu tại Hội nghị[/caption]

 

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng nhấn mạnh, trên cơ sở Nghị quyết 01 của Chính phủ, NHNN đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để điều hành chính sách tiền tệ (CSTT), tín dụng, ngân hàng linh hoạt và đồng bộ, tạo dư địa cho chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác phát huy tác dụng, góp phần trực tiếp kiểm soát lạm phát ở mức thấp, hỗ trợ tăng trưởng cao, đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Quốc hội, Chính phủ, các chuyên gia trong và ngoài nước và dư luận xã hội đánh giá cao những kết quả quan trọng mà ngành Ngân hàng đã đạt được trên các mặt sau đây:

Thứ nhất, kiểm soát lạm phát và neo giữ kỳ vọng lạm phát ở mức thấp. Năm 2018, lạm phát cơ bản duy trì ổn định, bình quân khoảng 1,48% (năm 2016 là 1,83%, năm 2017 là 1,41%); lạm phát bình quân được kiểm soát ở mức 3,54% phản ánh điều hành CSTT thời gian qua phù hợp với định hướng kiểm soát lạm phát;

Thứ hai, về cơ bản, điều hành CSTT đã giữ mặt bằng lãi suất khá ổn định. Trong bối cảnh nhiều yếu tố tác động mạnh khiến hầu hết các nước đều phải tăng lãi suất thì việc giữ được ổn định mặt bằng lãi suất của NHNN đã là một thành công; so với các nước Châu Á khác có trình độ phát triển tương đồng như Bangladesh (9,54%), Indonesia (11,07%), Myanmar (13%), Mông Cổ (20%) thì lãi suất Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Đây là một nỗ lực rất lớn của hệ thống ngân hàng, vừa đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền bằng mức lãi suất huy động phù hợp, vừa duy trì lãi suất cho vay ở mức hợp lý, chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp.

Thứ ba, tỷ giá biến động không lớn; Mặc dù tỷ giá trong năm qua chịu tác động mạnh của nhiều yếu tố phức tạp khó lường song NHNN đã hạn chế được những tác động này nhờ việc điều hành và thực thi CSTT chủ động, linh hoạt, từng bước theo lộ trình với truyền thông bài bản; Sự ổn định và cải thiện của các nền tảng kinh tế vĩ mô cũng góp phần ổn định giá trị đồng Việt Nam; Nguồn cung USD trên thị trường ngoại tệ duy trì ổn định; Dự trữ ngoại hối ở mức cao cho phép NHNN có thể ổn định cung-cầu ngoại tệ, bình ổn tỷ giá khi cần thiết.

Với cách thức điều hành như vậy, có thể khẳng định chúng ta đã rất thành công trong việc giữ ổn định tỷ giá. So với nhiều đồng tiền khu vực và thế giới bị mất giá mạnh, tác động tiêu cực lên kinh tế vĩ mô các nước, thì mức tỷ giá VND/USD hiện nay là phù hợp, duy trì lòng tin đối với đồng Việt Nam”, Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh.

Thứ tư, tín dụng tăng trưởng hợp lý đi đôi với chất lượng, hiệu quả; Tăng trưởng tín dụng đến 31/12/2018 đạt 14%; tốc độ tăng giảm dần (năm 2016 là 18,25%, 2017 là 18,24%) trong khi tốc độ tăng trưởng GDP cải thiện vững chắc, tương ứng là 6,21%; 6,8% và năm 2018 đạt 7,08%; điều này cho thấy tín dụng được sử dụng hiệu quả và được phân bổ phù hợp.

NHNN đã chỉ đạo các TCTD tập trung nguồn vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực là động lực cho tăng trưởng; các lĩnh vực ưu tiên (như nông nghiệp nông thôn tăng 14,1%, chiếm tỷ trọng 23,86%); Tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ.

Thống đốc chia sẻ thêm, thời gian qua, vấn đề tín dụng đen ngày càng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội. Nhận thức rõ phần trách nhiệm của mình, về phía ngành Ngân hàng cũng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, đặc biệt cuối tháng 12 vừa qua, NHNN đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định 116 và các giải pháp góp phần hạn chế tín dụng đen, trong đó, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp tạo điều kiện tiếp cận vốn mà ngành Ngân hàng đã và đang triển khai trong suốt thời gian qua, NHNN cũng chỉ đạo các TCTD, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội có các gói tín dụng đặc thù, tập trung vào các đối tượng vay tiêu dùng ở vùng nông thôn; mở rộng, phát triển một cách hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô... để hạn chế việc người dân tìm đến các kênh cấp vốn không chính thức.

Thứ năm, công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu được triển khai mạnh mẽ và đạt được kết quả tích cực, theo đúng lộ trình, kế hoạch, đảm bảo ổn định, an toàn, lành mạnh hoạt động của các TCTD.

Vừa qua, NHNN đã có quyết định cho phép 3 ngân hàng (VCB, VIB và OCB) được áp dụng trước thời hạn các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, chuẩn mực Basel II phương pháp tiêu chuẩn và đang xem xét áp dụng với 5 TCTD khác, hướng tới năm 2020 sẽ có ít nhất 12-15 TCTD áp dụng thành công Basel II.

Công tác xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đã đạt được kết quả tích cực, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm, cả nợ xấu nội bảng, nợ xấu tồn đọng ở VAMC và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu.

Riêng đối với hệ thống các QTDND, thời gian qua, Ban Lãnh đạo NHNN đã chỉ đạo rất quyết liệt, trong đó tập trung vào việc xử lý các QTD yếu kém. Trên cơ sở đó, tiếp tục hoàn thiện Đề án củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ sáu, khuôn khổ pháp lý tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã được hoàn thiện một bước quan trọng, tạo sự đồng bộ, hiệu quả, khả thi. Trong năm vừa qua, NHNN đã ban hành theo thẩm quyền và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 51 văn bản quy phạm pháp luật với 46 Thông tư... NHNN cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; đồng thời ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược. Kết quả này đã tạo hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện, minh bạch, tạo sự đồng bộ trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, đảm bảo sự ổn định, an toàn hệ thống.

Thứ bảy, hoạt động thanh toán, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt, tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ với nhiều sản phẩm, tiện ích ngân hàng mới, hiện đại được áp dụng, số lượng và giá trị thanh toán tăng trưởng mạnh.

Có thể nói lĩnh vực thanh toán đã trải qua một năm đầy sôi động trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và cuộc cách mạng 4.0. Ngành Ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng với phương châm lấy việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng làm trọng tâm, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm nhân tố quyết định; Tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý về lĩnh vực thanh toán đảm bảo phù hợp hơn với bối cảnh số hóa và sự phát triển Fintech, gia tăng tiện ích, tăng cường an toàn bảo mật trong ngành Ngân hàng.

 

[caption id="attachment_978" align="aligncenter" width="546"] Phó Thống đốc Đào Minh Tú trình bày báo cáo tại Hội nghị[/caption]

Thứ tám, công tác cải cách hành chính trong toàn hệ thống ngân hàng tiếp tục đạt được những kết quả tích cực với gần 100 thủ tục hành chính và 80/257 điều kiện kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa. Đặc biệt, trong năm vừa qua, hệ thống ngân hàng triển khai rất quyết liệt Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 và đạt được kết quả rất tích cực. Về phía các TCTD cũng đã cắt giảm, bãi bỏ nhiều hồ sơ, thủ tục, phí, đảm bảo quy trình nghiệp vụ thuận tiện, nhanh gọn. Nhờ đó, NHNN đã đứng đầu bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính (Par Index) các Bộ, ngành trong 3 năm liền; chỉ số “Tiếp cận tín dụng” được Ngân hàng Thế giới xếp hạng ngang với 2 nước đứng đầu trong nhóm ASEAN 4.

Tại Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đã trình bày báo cáo tóm tắt về điều hành chính sách và công tác thanh tra giám sát năm 2018, định hướng giải pháp điều hành năm 2019.

Hội nghị cũng được nghe tham luận của các NHTM: Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Sacombank, SeABank, Ngân hàng Standard Chartered…

Hội nghị cũng được nghe ý kiến phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công An Tô Lâm trong công tác phối hợp với NHNN thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế năm 2018 theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

[caption id="attachment_979" align="alignleft" width="408"] Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh phát động phong trào thi đua năm 2019[/caption]

Tại Hội nghị, Đ/c Nguyễn Kim Anh - Phó Thống đốc NHNN, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Ngân hàng đã phát động phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2019. Cùng với việc phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, toàn ngành Ngân hàng phấu đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về những giải pháp chủ yếu điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và mục tiêu, định hướng hoạt động của ngành Ngân hàng trong năm 2019. Đồng thời, tăng cường tinh thần đoàn kết, xây dựng cơ quan, đơn vị, các tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

 

 

 

Phó Thống đốc NHNN yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị phát động phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2019 tại các đơn vị. Phong trào thi đua cần có chủ đề và nội dung thiết thực, gắn với nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của từng đơn vị và của ngành Ngân hàng.

Ghi nhận thành tích xuất sắc của các tập thể, cá nhân trong ngành Ngân hàng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì cho nguyên Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến; trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho tập thể Văn phòng NHNN và Vụ Pháp chế NHNN; trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng; Đ/c Nguyễn Văn Thạnh - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; Đ/c Phạm Huyền Anh – Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Đ/c Nguyễn Tuấn Anh – Vụ trưởng Vụ Tài chính – Kế toán; Đ/c Đào Xuân Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối; Đ/c Nguyễn Ngọc Minh - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối; Đ/c Khuất Duy Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng; Đ/c Nguyễn Thị Thu Hương – Vụ trưởng Vụ 2, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Đ/c Bùi Minh Thắng – Phó Hiệu trưởng Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.

[caption id="attachment_980" align="aligncenter" width="547"] Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng khen thưởng cho các tập thể và cá nhân[/caption]

 

Nguồn: NHNN Việt Nam

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết Website
Công khai kết luận thanh tra
Công ty tài chính
Ngân hàng hợp tác xã chi nhánh Tây Ninh
Chi nhánh tổ chức tài chính
/news/cac-chuong-trinh-tin-dung-nganh-linh-vuc/
Quỹ tín dụng nhân dân
Hệ thống ngân hàng thương mại
Ngân hàng chính xác xã hội tây ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay123
  • Tháng hiện tại5,592
  • Tổng lượt truy cập81,509
Chính phủ điện tử
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây